Một Số Kinh Nghiệm Chia Sẽ Khi Sử
Dụng Máy Chiếu! ☺☺
Việc sử dụng máy chiếu
(Projector) để phục vụ cho các buổi thuyết trình, giảng dạy đôi lúc bạn vẫn gặp
phải những trục trặc từ lớn đến nhỏ, gây ảnh hưởng không tốt đến công việc.
Việc khởi động các thiết
bị trước khi trình chiếu nên thực hiện theo đúng quy trình để đem lại kết quả
tốt nhất và đảm bảo cho tuổi thọ thiết bị. Thông thường, trước khi cấp điện bạn
nên kiểm tra thật kỹ các loại cáp nối giữa các thiết bị (máy chiếu, máy tính,
chuột ...) để tránh sau khi cấp điện mới thay đổi cáp nối, điều này dễ gây hư
hỏng hoạc chập nổ các thiết bị, thậm chí làm cho người thực hiện bị điện
giật.
Tiếp theo, bật công tác điện cho máy chiếu rồi đợi cho đến khi đèn chiếu đạt mức độ sáng cao nhất ( thông thường bạn sẽ phải đợi từ 30 đến 60 giây). Sau cùng mới đến lượt khởi động máy tính và các thiết bị khác .
Sau đây là một số trục trặc thường gặp, nguyên nhân của nó và cách khắc phục:
Tiếp theo, bật công tác điện cho máy chiếu rồi đợi cho đến khi đèn chiếu đạt mức độ sáng cao nhất ( thông thường bạn sẽ phải đợi từ 30 đến 60 giây). Sau cùng mới đến lượt khởi động máy tính và các thiết bị khác .
Sau đây là một số trục trặc thường gặp, nguyên nhân của nó và cách khắc phục:
Máy chiếu không làm việc khi bật công tác điện:
Kiểm tra lại dây cáp điện nguồn cho máy chiếu đã được nối chặt chưa, hoạc kiểm tra đèn báo nguồn trên máy chiếu sáng vó sáng không?. Cũng có thể nguồn cấp điện đã không làm việc. Hãy thử dùng một thiết bị khác cũng với nguồn điện đó xem nó có làm việc không.
Không có hình ảnh nào xuất hiện:
- Có thể là nắp chắn bảo vệ cho đèn chiếu vẫn còn được gắn, kiểm tra xem bạn đã tháo nó ra chưa.
- Kiểm tra lại tất cả các kết nối, đặc biệt là kết nối giữa máy chiếu và máy tính (sợi cáp truyền tín hiệu). Kiểm tra luôn các dây cáp xem có bị đứt , nứt hay hư hỏng không. - Cũng cần kiểm tra các đầu cắm và chân cắm xem có bị cong, vênh không. Nếu có thì phải thay mới .
- Cũng có thể nguồn cấp tín hiệu không được chọn hợp lý nên không thể hiển thị qua máy chiếu. Thử bấm nút chọn nguồn trên máy chiếu rồi duyệt qua các nguồn tín hiệu cho đến khi bạn chọn kết quả chính xác.
- Nếu thực hiện trình chiếu bằng máy tính xách tay thì có thể là cổng xuất tín hiệu ra màn hình bổ sung chưa được kích hoạt. Hãy bấm giữ phím FN (thường nằm ở góc dưới của bàn phím laptop) kết hợp với bấm một trong các phím từ F1 đến F12 (hãy tìm phím nào có tên là CRT/LCD hay có biểu tượng một cái màn hình nhỏ) để lần lượt duyệt qua các thiết lập cho đến khi cổng xuất tín hiệu ra màn hình bổ sung được kích hoạt. Các thiết lập có thể là: laptop bật -máy chiếu tắt, laptop tắt - máy chiếu bật, laptop bật- máy chiếu bật .
Chỉ có một phần của hình ảnh được hiển thị
Hãy thử thay đổi độ phân giải của máy tính lên/xuống để thay đổi kích thước hình ảnh (640x480,800x600,1024x768). Bấm chuột phải lên màn hình desktop chọn Properties -> chọn thẻ Settings. ở mục Screen Resolution bạn chọn độ phân giải mà mình cần, bấm OK và khởi động lại máy tính.
Máy chiếu có làm việc nhưng chất lượng hình ảnh quá tệ.
Nguyên nhân cũng giống như trục trặc nêu ở trên. Thử thực hiện lại cách giải quyết ở bước trên, hãy thay đổi độ phân giải của máy tính trình chiếu .
Hình ảnh trình chiếu quá tối
Nguyên nhân của hiện tượng này do các thiết lập về độ tương phản (Contrast) và độ sáng (Brightness) đã không được điều chỉnh hợp lý. Hãy vào menu điều chỉnh hình ảnh của máy chiếu để thay đổi cho đến khi thu được kết quả tốt nhất.
Hình ảnh trình chiếu không rõ ràng
Vị trí của hình ảnh đã không được điều chỉnh đúng. Sử dụng nút điều chỉnh tiêu điểm (focus) trên máy chiếu để điều chỉnh đúng ( vị trí và độ lớn) để hình ảnh không bị mờ.
Cũng có thể do nhiệt độ làm việc quá cao nên đã xảy ra hiện tượng đọng nước trên lăng kính của máy chiếu. Để khắc phục, hãy để nguyên máy chiếu với tình trạng bật trong vòng khoảng hai giờ .
Màn hình trình chiếu không có dạng hình chữ nhật
Hãy tìm mục có tên là Keystone Correction trong menu tùy chọn của máy chiếu, sau đó điều chỉnh cho đến khi bạn khắc phục được trục trặc. Nếu vẫn chưa được bạn hãy thử xoay nghiêng màn hình trình chiếu lên xuống một chút. Việc này dễ dàng thực hiện với một số loại màn hình trình chiếu có 3 chân.
Hy vọng với những kinh nghiệm này của tôi sẽ giúp các bạn khắc phục một số trục trặc thông thường khi thuyết trình hoạc giảng dạy bằng máy chiếu (Projector).
D. Một
Số lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Máy Chiếu.
1.
Màn chiếu
xuất
hiện
nhiều
điểm
lốm
đốm
màu tía
Các đốm màu tía hoặc đỏ sẫm trên màn hình là một trong những tác nhân gây khó chịu nhất khi sử dụng máy chiếu LCD bởi chúng làm giảm chất lượng hình ảnh và gây mất tập trung cho người theo dõi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bụi bẩn bám và tích tụ trên tấm panel tạo màu xanh bên trong máy chiếu. Để khắc phục và tránh lỗi như thế này, bạn nên hạn chế cho máy tiếp xúc với bụi bẩn, thường xuyên lau chùi máy và lên kế hoạch bảo dưỡng máy định kỳ.
Các đốm màu tía hoặc đỏ sẫm trên màn hình là một trong những tác nhân gây khó chịu nhất khi sử dụng máy chiếu LCD bởi chúng làm giảm chất lượng hình ảnh và gây mất tập trung cho người theo dõi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bụi bẩn bám và tích tụ trên tấm panel tạo màu xanh bên trong máy chiếu. Để khắc phục và tránh lỗi như thế này, bạn nên hạn chế cho máy tiếp xúc với bụi bẩn, thường xuyên lau chùi máy và lên kế hoạch bảo dưỡng máy định kỳ.
2.
Máy không chịu tắt
Một trong những lỗi phổ biến nhất đối với máy LCD là máy không tắt dù bạn đã nhấn nút tắt nguồn nhiều lần. Nghe qua thì đây có vẻ là một lỗi phức tạp nhưng thực tế thì nguyên nhân và cách khắc phục hết sức đơn giản. Vấn đề ở đây chỉ là do bóng đèn được lắp chưa vừa khít. Bạn chỉ cần lắp lại bóng một cách cẩn thận và chính xác, làm xong lỗi này sẽ tự biến mất.
3. Chất lượng hình ảnh thấp
Mỗi khi bạn thấy hình ảnh trình chiếu cho chất lượng thấp, nguyên nhân của vấn đề thường là do độ phân giải của máy tính không phù hợp. Nhiều dòng máy chiếu LCD thế hệ mới hiện nay đã được trang bị tính năng tự điều chỉnh độ phân giải của máy tính nguồn sao cho tương thích với cấu hình của chúng. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại máy không có được tính năng hữu ích này. Trong trường hợp đó, bạn phải điều chỉnh độ phân giải của máy tính và chọn ra một cấu hình phù hợp nhất.
4. Hình ảnh không hiển thị toàn phần
Đôi khi hình ảnh hiển thị trên màn chiếu bị mất một phần, mất cạnh hoặc mất góc. Nguyên nhân của lỗi này cũng là do sự không tương thích giữa độ phân giải của máy tính và máy chiếu. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại cấu hình của máy tính để tìm ra độ phân giải phù hợp là được. Tuy nhiên, với một số mẫu laptop việc điều chỉnh có khi không cho kết quả mong muốn vì độ phân giải cơ bản của chúng vượt quá cấu hình của máy chiếu. Trong trường hợp này, bạn phải tắt màn hình laptop đi để hiển thị duy nhất trên màn chiếu.
5. Điều khiển từ xa không hoạt động
Ngoài nguyên nhân mà ai cũng có thể phát hiện ra là pin hết hoặc khoảng cách điều khiển quá xa thì còn có một nguyên nhân cũng rất phổ biến nữa là do tác động của bóng đèn huỳnh quang trong phòng chiếu. Như bạn đã biết, điều khiển từ xa sử dụng sóng hồng ngoại để truyền tín hiệu điều khiển. Ánh sáng đèn huỳnh quang ở một số mức cường độ sáng nhất định có bước sóng xấp xỉ bước sóng hồng ngoại, vì thế nó làm cho điều khiển mất tác dụng hoặc mất độ nhạy. Lúc này hãy tắt bóng điện đi hoặc sử dụng bóng đèn sợi đốt thay thế.
6. Màn hình trình chiếu không có dạng hình chữ nhậtMột trong những lỗi phổ biến nhất đối với máy LCD là máy không tắt dù bạn đã nhấn nút tắt nguồn nhiều lần. Nghe qua thì đây có vẻ là một lỗi phức tạp nhưng thực tế thì nguyên nhân và cách khắc phục hết sức đơn giản. Vấn đề ở đây chỉ là do bóng đèn được lắp chưa vừa khít. Bạn chỉ cần lắp lại bóng một cách cẩn thận và chính xác, làm xong lỗi này sẽ tự biến mất.
3. Chất lượng hình ảnh thấp
Mỗi khi bạn thấy hình ảnh trình chiếu cho chất lượng thấp, nguyên nhân của vấn đề thường là do độ phân giải của máy tính không phù hợp. Nhiều dòng máy chiếu LCD thế hệ mới hiện nay đã được trang bị tính năng tự điều chỉnh độ phân giải của máy tính nguồn sao cho tương thích với cấu hình của chúng. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại máy không có được tính năng hữu ích này. Trong trường hợp đó, bạn phải điều chỉnh độ phân giải của máy tính và chọn ra một cấu hình phù hợp nhất.
4. Hình ảnh không hiển thị toàn phần
Đôi khi hình ảnh hiển thị trên màn chiếu bị mất một phần, mất cạnh hoặc mất góc. Nguyên nhân của lỗi này cũng là do sự không tương thích giữa độ phân giải của máy tính và máy chiếu. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại cấu hình của máy tính để tìm ra độ phân giải phù hợp là được. Tuy nhiên, với một số mẫu laptop việc điều chỉnh có khi không cho kết quả mong muốn vì độ phân giải cơ bản của chúng vượt quá cấu hình của máy chiếu. Trong trường hợp này, bạn phải tắt màn hình laptop đi để hiển thị duy nhất trên màn chiếu.
5. Điều khiển từ xa không hoạt động
Ngoài nguyên nhân mà ai cũng có thể phát hiện ra là pin hết hoặc khoảng cách điều khiển quá xa thì còn có một nguyên nhân cũng rất phổ biến nữa là do tác động của bóng đèn huỳnh quang trong phòng chiếu. Như bạn đã biết, điều khiển từ xa sử dụng sóng hồng ngoại để truyền tín hiệu điều khiển. Ánh sáng đèn huỳnh quang ở một số mức cường độ sáng nhất định có bước sóng xấp xỉ bước sóng hồng ngoại, vì thế nó làm cho điều khiển mất tác dụng hoặc mất độ nhạy. Lúc này hãy tắt bóng điện đi hoặc sử dụng bóng đèn sợi đốt thay thế.
Hãy tìm mục có tên là Keystone Correction trong menu tùy chọn của máy chiếu, sau đó điều chỉnh cho đến khi bạn khắc phục được trục trặc. Nếu vẫn chưa được bạn hãy thử xoay nghiêng màn hình trình chiếu lên xuống một chút. Việc này dễ dàng thực hiện với một số loại màn hình trình chiếu có 3 chân.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi chia sẻ cho các bạn đọc. Các bạn có thể tham khảo thêm kênh máy chiếu giá rẻ tại các trung tâm lớn như daiphatcare hoặc liên hệ hotline: 01666.743.345 Mr.Vinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét